Quản đốc xưởng bị da màu tím đỏ ở ngón chân cái vào dịp lễ tết là do đâu?

tháng 5 16, 2018

Bệnh viêm khớp ngón chân nếu do virus, vi khuẩn có thể điều trị sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, nếu do thoái hóa sụn và xương dưới sụn tại các khớp ngón chân hoặc do rối loạn miễn dịch thì rất khó điều trị dứt điểm. Khi ấy, mục tiêu điều trị thường là duy trì chức năng vận động của khớp, làm giảm các triệu chứng viêm, đau, phòng biến dạng khớp, hạn chế nguy cơ tàn phế.
Để đáp ứng các mục tiêu này, người bệnh viêm khớp ngón chân nói chung và viêm khớp ngón chân cái nói riêng nên làm theo những điều sau:
Điều trị sớm: Cần điều trị viêm khớp ngón chân càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường của khớp như: ngón chân sưng đỏ, có cảm giác đau khi khớp cử động, khó khăn khi đi, đứng, thậm chí khớp vẫn đau dù đã được nghỉ ngơi. Nếu các triệu chứng này không giảm sau 2-3 ngày, bạn cần ngay lập tức đi khám chuyên khoa cơ xương khớp, tránh để lâu có nguy cơ phá hủy sụn và xương dưới sụn cũng như ảnh hưởng xấu đến bao khớp, dịch khớp, khiến bệnh tăng nặng gây biến dạng khớp.

Hình ảnh Viêm khớp ngón chân và cách điều trị
Khám chữa bệnh sớm hạn chế biến dạng khớp

Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: Dù bạn bị viêm khớp ngón chân cái, hay bất kỳ các khớp nào thì việc dùng thuốc gần như là điều bắt buộc để giúp giảm viêm, cải thiện cơn đau nhức. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc tây có tác dụng giảm đau, chống viêm dù kê toa hay không kê toa đều gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, điển hình như: viêm loét dạ dày, suy gan, thận, viêm phổi cấp… Vì thế, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
Để khớp nghỉ ngơi: Trong ít nhất 2 tuần đầu điều trị, người bệnh bị viêm khớp ngón chân cần được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế đi lại, đặc biệt là không được lao động nặng để giảm thiểu áp lực lên các khớp. Vì khi bạn đi lại nhiều, các khớp ngón chân sẽ phải hoạt động liên tục, làm tăng triệu chứng đau, viêm, đồng thời sụn và xương dưới sụn cũng rất dễ bị mòn, hư tổn. Thậm chí, nếu bạn phải đứng quá lâu do đặc thù công việc thì khớp ngón chân cũng phải chịu lực ép của cơ thể và các tổn thương cũng diễn ra tương tự như khi bạn di chuyển.

Hình ảnh Viêm khớp ngón chân và cách điều trị
Sụn và xương dưới sụn khỏe giúp duy trì chức năng vận động

Bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn: Khi khớp ngón chân bị viêm dù bất kỳ nguyên nhân nào thì chúng cũng có nguy cơ làm tổn tương đến các thành phần của khớp, trong đó có sụn và xương dưới sụn - hai thành phần quan trọng giúp con người duy trì chức năng vận động của khớp. Hơn nữa, cả hai sẽ bị thoái hóa theo thời gian dưới tác động cơ học từ những hoạt động hàng ngày (đi, đứng, ngồi, chạy nhảy…). Do đó, bảo vệ, tái tạo sụn và xương dưới sụn giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh, duy trì tốt chức năng vận động của hệ xương khớp.

You Might Also Like

0 nhận xét

Tìm kiếm Blog này