Tìm hiểu bề acid uric ở đàn ông tuổi 40

tháng 5 13, 2018

Đối với đàn ông chuẩn bị bước vào giai đoạn trung niên cần quan tâm nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt là hàm lượng acid uric trong máu. Chính vì thế đối tượng này nên tìm hiểu về acid uric là gì và quan trong như thế nào ?


Acid uric là gì ?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Axit uric vốn là một axit yếu thường tồn tại dưới dạng muối monosodium urat và được hòa tan trong huyết tương. Nồng độ axit uric máu trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (thấp hơn 420 μmol/lít), với nữ 4,0 ± 1mg/dl (thấp hơn 360 μmol/lít). Axit uric có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người như kích thích bộ não hoạt động tốt hơn và chống oxy hóa.
Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric hoặc bài tiết ra ngoài quá ít, nồng độ axit uric trong máu gia tăng. Tình trạng này được gọi là tăng axit uric máu (hyperuricemia). Nếu nồng độ axit uric cao, muối monosodium urat (MSU) sẽ hình thành các tinh thể dạng kim. Khi các tinh thể MSU tích tụ ở các khớp, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm và đau nhức, đó là các triệu chứng đặc trưng của bệnh gút.

Vai trò của acid uric

Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:
  • Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.
  • Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.
  • Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.

Các thực phẩm người có hàm lượng acid uric cao nên tránh


Sò, ốc các loại

Sò là loại hải sản được rất nhiều người ưa thích nhưng chúng cũng rất giàu purin - một chất sẽ chuyển hoá thành acid uric trong máu và kết tủa gây ra bệnh gút. Những người bị gút cần kiêng tối đa các loại thực phẩm này, nhưng không phải vì vậy mà họ phải kiêng cữ mãi. Theo các nghiên cứu của những bác sĩ chuyên khoa gout ở Mỹ, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 170 gram sò ốc các loại, nếu có thì nên ăn sò điệp vì chúng chứa ít purin nhất trong các loại sò ốc.

Bia, rượu

Uống bia thường xuyên không chỉ làm tăng mức độ acid uric trong máu của bạn, nó còn làm cho khả năng bài tiết chất này ra khỏi cơ thể khó khăn hơn.

Rượu tuy không chứa purin nhưng ngược lại nó ảnh hưởng trực tiếp đến gan và thận - 2 cơ quan đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nếu đã bị gút thì bạn nên kiêng hoàn toàn cả bia lẫn rượu.

Đồ uống có đường

Những người bị gút nên tránh các đồ uống ngọt chẳng hạn như sô-đa có đường, các loại nước ép trái cây đóng chai. Các chất làm ngọt có trong những loại thức uống này sẽ khích thích cơ thể tạo ra nhiều acid uric hơn.

Ngoài ra uống quá nhiều đồ uống có đường cũng dễ dấn đến bệnh béo phì, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh gút.

Cá trích

Trong khi một số loại hải sản có thể kiêng ăn ở mức độ nhẹ thì vẫn có những loại thực phẩm mà bạn phải kiêng hoàn toàn. Ví dụ như cà ngừ và cá trích, Hàm lượng purin trong cá ngừ và cá trích rất cao, bạn có thể bị gút tấn công gây đau đớn chỉ ngay tức thời sau khi ăn những loại thực phẩm này.

Nhưng ngược lại, tôm, cá chình, cua là những loại hải sản tương đối an toàn với những người bị gút và có thể dùng thay cho 2 loại cá kể trên.

You Might Also Like

0 nhận xét

Tìm kiếm Blog này